I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Quá trình thành lập: Hội Chữ thập đỏ Quảng Nam được thành lập vào ngày 01/01/1997 (được tách ra từ Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, theo chủ trương chung của Chính phủ). Ngày 01 tháng 01 năm 1997 hai đơn vị hành chính của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam chính thức đi vào hoạt động và cũng từ ngày đó Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Nam được thành lập.
*. Hội Chữ thập đỏ Quảng Nam đã trải qua hơn 5 nhiệm kỳ Đại hội:
- Thời kỳ lâm thời, sau khi tách tỉnh QN - ĐN (nhiệm kỳ 1997 - 1998)
- Đại hội lần thứ IV (tiếp theo nhiệm kỳ của tỉnh QNĐN cũ) (nhiệm kỳ 1998 - 2001)
- Đại hội lần thứ V (nhiệm kỳ 2001 - 2006).
- Đại hội lần thứ VI (nhiệm kỳ 2006 - 2011).
- Đại hội lần thứ VII (nhiệm kỳ 2011 - 2016)
- Đại hội lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2017 - 2022).
*. Lãnh đạo tỉnh Hội qua các thời kỳ:
- Thường trực tỉnh Hội lâm thời (tháng 1/1997 đến tháng 12/1997):
+ Phó Chủ tịch, phụ trách chung: Ông Phan Bảo Hòa
+ Phó Chủ tịch: Ông Bùi Đức Nhiên
- Đại hội lần thứ IV (nhiệm kỳ 1998-2001):
*. Từ tháng 1/1998 đến tháng 12/1999:
+ Chủ tịch: Bà Hà Thị Thu Sương
+ Phó Chủ tịch thường trực: - Ông Phan Bảo Hòa
- Ông Phạm Ngọc Châu
- Ông Bùi Đức Nhiên
*. Từ tháng 1/2000 đến tháng 11/2001:
+ Chủ tịch: Ông Phan Bảo Hòa
+ Phó Chủ tịch: - Ông Phạm Ngọc Châu
- Ông Bùi Đức Nhiên
+ Ủy viên Thường trực: Ông Trương Thần
- Đại hội lần thứ V (nhiệm kỳ 2001-2006):
+ Chủ tịch: Ông Phan Bảo Hòa
+ Phó Chủ tịch Thường trực: - Ông Phạm Ngọc Châu
- Ông Ngô Thành Chinh
- Ông Bùi Đức Nhiên
+ Ủy viên Thường trực: Ông Đào Quang Lai
- Đại hội lần thứ VI (nhiệm kỳ 2006-2011):
*/. Từ tháng 11/2006 đến tháng 6/2009:
+ Chủ tịch: Ông Phan Bảo Hòa
+ Phó Chủ tịch: - Ông Phạm Ngọc Châu (từ tháng 11/2006 đến tháng 2/2008)
- Ông Ngô Thành Chinh (từ tháng 11/2006 đến tháng 1/2009)
- Ông Phạm Bằng (từ tháng 3/2009 đến tháng 12/2011).
*/. Từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2011:
Chủ tịch: Ông Trương Văn Mười
Phó Chủ tịch: Ông Phạm Bằng
- Đại hội lần thứ VII (nhiệm kỳ 2011-2017):
Chủ tịch Danh dự: Ông Nguyễn Văn Sỹ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam.
Chủ tịch: Ông Trương Văn Mười
Phó Chủ tịch: - Ông Phạm Bằng
- Bà Võ Thị Ngọc Diệp (từ tháng 3/2013 đến tháng 2/2017)
- Ông Lê Tấn Minh (từ tháng 8/2016 đến tháng 2/2017)
+ Ủy viên Thường trực: Ông Phan Công Ry
- Đại hội lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2017-2022):
+ Chủ tịch Danh dự: Ông Phan Việt Cường - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam
+ Chủ tịch: Ông Lê Tấn Minh
+ Phó Chủ tịch thường trực: - Ông Phạm Bằng
- Bà Võ Thị Ngọc Diệp
- Ông Phan Công Ry
- Đại hội lần thứ IX (nhiệm kỳ 2022-2027):
+ Chủ tịch Danh dự: Ông Lê Trí Thanh - Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - Chủ tịch UBND tỉnh
+ Chủ tịch: Ông Lê Tấn Minh
+ Phó Chủ tịch :
- Bà Võ Thị Ngọc Diệp
- Ông Phan Công Ry
*. Các danh hiệu khen thưởng mà Hội đã đạt được: 01 Huân chương lao động hạng nhất cho cơ quan Tỉnh Hội; 02 Huân chương lao động hạng ba gồm: huyện Hội Đại Lộc và huyện Hội Thăng Bình. Ngoài ra còn có nhiều danh hiệu khác như: Kỷ niệm chương vì sự nghiệp nhân đạo, danh hiệu cán bộ Chữ thập đỏ xuất sắc bằng khen, cờ, giấy khen các cấp đã trao tặng.
Trụ sở làm việc của Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Nam
2. Trụ sở của Hội:
- Địa chỉ: Số 22, đường Trần Phú, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
- Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. .
- Website: http://hoichuthapdoquangnam.org.vn.
3. Tổ chức Hội:
- Toàn tỉnh có : 343 Hội cơ sở
- Cán bộ Hội: 499 người; trong đó: tại tỉnh 15 người, huyện, thị, thành phố: 62 người (đơn vị nhiều nhất có 6 người, đơn vị ít nhất có 03 người); xã, phường và trường học: 422 người.
- Số lượng hội viên: 55.185 hội viên
- Lực lượng thanh thiếu niên CTĐ: 57.934 người.
- Tình nguyện viên: 8.277 người
- Có 20 đội TNXK CTĐ tại 18 huyện, thị, thành phố và tỉnh.
- Tại cơ quan tỉnh Hội có 03 Ban chuyên môn và 02 Trung tâm trực thuộc, gồm: Văn phòng (kiêm phụ trách công tác Tổ chức, Kiểm tra, Thi đua khen thưởng), Ban Công tác xã hội & Truyền thông, Ban Chăm sóc sức khỏe (kiêm Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo vận động Hiến máu tình nguyện tỉnh), Trung tâm Phòng ngừa ứng phó thảm họa và Trung tâm huấn luyện kỹ năng công tác Chữ thập đỏ.
II. TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ:
1. Tôn chỉ, mục đích của Hội:
- Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là một tổ chức xã hội nhân đạo của quần chúng. Hội tập hợp mọi người Việt Nam, không phân biệt thành phần dân tộc, tôn giáo, nam nữ để làm công tác nhân đạo.
Hội vận động các cá nhân, tổ chức cùng tham gia các phong trào tương thân, tương ái, hoạt động nhân đạo phát triển, nâng cao tình nhân ái, phục vụ đời sống, sức khoẻ nhân dân trong đó ưu tiên những người khó khăn nhất.
- Mục đích cao cả của Hội là nhân đạo, hoà bình, hữu nghị, góp phần thực hiện, mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.
- Hội hoạt động trong phạm vi cả nước, theo Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo Điều lệ Hội và 7 nguyên tắc cơ bản của phong trào Chữ thập đỏ quốc tế: Nhân đạo, Vô tư, Trung lập, Độc lập, Tự nguyện, Thống nhất, Toàn cầu.
- Hội hoạt động trong lĩnh vực nào thì chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực đó.
2. Nhiệm vụ của Hội
- Tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ, tình nguyện viên Chữ thập đỏ và các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước tham gia các hoạt động nhân đạo của Hội, các chương trình nhân đạo xã hội của Nhà nước, trong các lĩnh vực: cứu trợ nhân đạo, phòng ngừa và ứng phó thảm hoạ: chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân thiên tai, nạn nhân chiến tranh, những người khuyết tật, trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa; tìm kiếm tin tức thân nhân và gia đình mất liên lạc trong và ngoài nước; giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn vươn lên hoà nhập cộng đồng.
- Tuyên truyền, vận động hội viên và nhân dân tham gia hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, các chương trình chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng của Nhà nước trong các lĩnh vực: sơ cấp cứu ban đầu; vận động hiến máu cứu người; trồng và sử dụng cây thuốc Nam; tham gia phong trào vệ sinh phòng bệnh, bảo vệ môi trường; phòng chống dịch và các tệ nạn xã hội.
- Phối hợp với Hiệp hội Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế và Hội Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ các nước đấu tranh bảo vệ hoà bình thế giới, tăng cường quan hệ hợp tác, phát triển vì hoà bình, hữu nghị giữa các dân tộc và sự tiến bộ của phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế. Hợp tác với Uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế tuyên truyền và thúc đẩy việc thực hiện 4 Công ước Geneve ngày 12 tháng 8 năm 1949 (Công ước về việc cải thiện điều kiện của những người bị thương, bị bệnh thuộc các lực lượng vũ trang trên chiến trường; Công ước cải thiện điều kiện của người bị thương và bị đắm tầu thuộc các lực lượng vũ trang trên biển; Công ước về việc đối xử với tù binh; Công ước về việc bảo hộ thường dân trong chiến tranh); Nghị định thư bổ số I năm 1977 bổ xung các Công ước Geneve ngày 12 tháng 8 năm 1949 về bảo hộ nạn nhân trong các cuộc sung đột vũ trang quốc tế; 7 nguyên tắc cơ bản và các Nghị quyết của phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.
- Xây dựng Hội vững mạnh, phát triển tổ chức và nâng cao chất lượng cán bộ, hội viên, thanh, thiếu niên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ. Đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cán bộ, hội viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ và tình nguyện viên Chữ thập đỏ Việt Nam.
3. Nguyên tắc hoạt động:
Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Nam hoạt động theo 7 nguyên tắc của Phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế:
Nhân đạo: Phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ với lòng mong muốn được giúp đỡ không phân biệt những người bị thương trên chiến trường, sẽ nỗ lực với khả năng quốc gia và quốc tế của mình ngăn ngừa và giảm bớt đau thương nhân loại bất cứ ở nơi nào.
Vô tư: Phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế không phân biệt dân tộc, giống nòi, tôn giáo, tầng lớp và quan điểm chính trị. Phong trào nỗ lực để giảm nhẹ nỗi đau của mọi cá nhân và dành ưu tiên cho những người thiệt thòi nhất.
Trung lập: Để giữ niềm tin của nhân dân, Phong trào không đứng về phe nào trong các cuộc xung đột hoặc không tham dự vào các vấn đề mâu thuẫn về chính trị, chủng tộc, tôn giáo hoặc lý tưởng.
Độc lập: Phong trào hoàn toàn độc lập. Các Hội quốc gia, trong khi trợ giúp cho chính phủ của mình về các hoạt động nhân dạo vừa tuân theo luật pháp của Nhà nước mình, vừa phải duy trì quyền tự chủ để có thể hoạt động phù hợp với những nguyên tắc của Phong trào.
Tự nguyện: Phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ là tổ chức nhân đạo hoạt động tự nguyện, không dùng bất kỳ hình thức xúi giục, ép buộc nào để đạt được mục đích.
Thống nhất: Ở mỗi nước, chỉ có duy nhất một Hội Chữ thập đỏ hoặc Trăng lưỡi liềm đỏ. Hội nhất thiết phải mở rộng đối với tất cả mọi người. Hội phải tiến hành sức mạnh nhân đạo của mình trên phạm vi toàn lãnh thổ.
Toàn cầu: Phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế là tổ chức rộng rãi có phạm vi toàn cầu, trong đó tất cả các Hội quốc gia đều bình đẳng, chia sẻ trách nhiệm và nhiệm vụ trong việc giúp đỡ lẫn nhau.
III. MỘT SỐ MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG HIỆU QUẢ: Hũ gạo tình thương; nóc thóc tình thương; đồng tiền nhân đạo; nuôi heo đất giúp bạn nghèo; đội xe ôm an toàn; đội trợ tang mai táng; thắp sáng nghĩa trang; biển báo an toàn giao thông ... đặc biệt mô hình “Hũ gạo tình thương”, “đồng tiền nhân đạo” phát triển rộng khắp và được nhân dân đồng tình hưởng ứng.